Trang chủ » Dạ Cổ Hoài Lang nghĩa là gì? câu chuyện cảm động về bài hát

Dạ Cổ Hoài Lang nghĩa là gì? câu chuyện cảm động về bài hát

da co hoai lang

Nếu nhắc đến một bản nhạc mang tính biểu tượng của người dân Nam Bộ thì chắc chắn phải nhắc đến bài Dạ Cổ Hoài Lang. Bài nhạc được sáng tác bởi nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã in đậm trong lòng người yêu nhạc xuyên sốt hơn một thế kỷ qua. Vậy Dạ Cổ Hoài Lang nghĩa là gì? bài nhạc ra đời trong hoàn cảnh nào? hãy cùng tìm hiểu nhé.

Dạ Cổ Hoài Lang nghĩa là gì?

Dạ Cổ Hoài Lang là một tác phẩm cổ nhạc kinh điển được sáng tác bởi nhạc sĩ huyền thoại Cao Văn Lầu vào năm 1919. Từ “Dạ Cổ Hoài Lang” được ghép từ 4 từ Hán Việt có nghĩa. Nếu dịch từng từ trong câu thì có nghĩa như sau:

  • Dạ: Có nghĩa là đêm.
  • Cổ: nghĩa là trống, đánh trống(một loại nhạc cụ).
  • Hoài: nghĩa là nhớ.
  • Lan: nghĩa là người trai, chàng, chồng.

Từ bối cảnh vợ chồng nhạc sĩ lúc bấy giờ phải xa cách nhau. Nghĩa của Dạ Cổ Hoài Lang được hiểu là “Đêm nghe tiếng trống trong lòng nhớ chàng“. Nhạc sĩ cảm thấy thấu hiểu nỗi nhớ nhung, hoài niệm của người vợ xa cách dành cho mình.

Hoàn cảnh ra đời của bài Dạ Cổ Hoài Lan

Vào những năm cuối thể kỷ 19 đầu thế kỷ 20, ở Miền Nam nước ta nở rộ dòng nhạc đờn ca tài tử. Dạ Cổ Hoài Lang như lá cờ đầu, cũng như là biểu tượng của dòng nhạc này. Bài nhạc cũng là nổi lòng chân thật của nhạc sĩ nói lên hoàn cảnh vợ chồng của ông lúc bấy giờ. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu từng tâm sự: ” Tôi viết bài này bởi ông rất thương vợ. Tôi đã ăn ở với vợ đã 3 năm mà không có con. Gia đình buộc tôi phải thôi vợ nhưng tôi không đành. Tôi âm thầm chống lại lệnh nghiêm của gia đình, không bỏ vợ mà gửi cô ấy đến một gia đình đàng hoàng“.

Trong những ngày tháng vợ chồng xa nhau, ông cảm thấy rây rứt trong lòng. Từ nỗi ấy, Cao Văn Lầu đã viết ra bài nhạc Dạ Cổ Hoài Lang như để nói lên những tâm tư, hoài niệm của vợ ông. Bài ca thành công và lưu truyền rộng rãi đến ngày nay. Ban đầu chỉ là bài dạ cổ, sau được phát triển thành vọng cổ.

Sau khi bài nhạc ra đời, vợ chồng ông được tái hợp sau đó. May mắn thay, vợ ông đã mang thai và hai người có với nhau được 7 người con. Một cái kết thật có hậu như sự thành công của bài vọng cổ đã tạo nên tiếng tăm trăm năm.

Lời bài Dạ Cổ Hoài Lang

Từ là từ phu tướng
Báu kiếm sắc phán lên đàng
Vào ra luôn trông tin nhạn
Năm canh mơ màng.

Em luống trông tin chàng 
Ôi! Gan vàng quặn đau í i.


Đường dầu sa ong bướm
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang.
Đêm luống trông tin bạn
Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu.

Vọng - phu vọng luống trông tin chàng
Lòng xin chớ phụ phàng.


Chàng là chàng có hay
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
Bao thuở đó đây sum vầy
Duyên sắt cầm đừng lợt phai í ơ.


Là nguyện cho chàng
Hai chữ an - bình an.
Trở lại gia đàng
Cho én nhạn hiệp đôi.

Đôi nét về nhạc sĩ huyền thoại Cao Văn Lầu

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu sinh năm 1890 và mất 1976. Dạ Cổ Hoài Lan có lẽ là bài nhạc thành công nhất trong cuộc đời ông. Ông dành phần lớn thời gian trong đời để làm nhạc công trong gánh hát cải lương.

Ngoài Dạ Cổ Hoài Lang, nhạc sĩ Cao Văn Lầu cũng có sáng tác thêm trên dưới 10 bài, nhưng đa phần ít được biết đến. Cao Văn Lầu là nhạc công nổi tiếng thời bấy giờ, ông thành thạo các loại nhạc cụ như đàn tranh, cò, kìm, trống lễ và là nhạc công nồng cốt trong ban nhạc cổ.

Ngoài hoạt động nghệ thuật, Cao Văn Lầu còn tham gia cách mạng. Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, ông tham gia Mặt trận Liên Việt ở xã Vĩnh Phước, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Vào năm 1947, ông nhận nhiệm vụ đặc biệt là cứu một số cán bộ bị thực dân Pháp bắt, và đã thành công.

Lời Kết:

Dạ Cổ Hoài Lan là tác phẩm âm nhạc mang tính biểu tượng của làng âm nhạc Việt Nam. Bài nhạc vẫn sống mãi trong lòng người yêu âm nhạc dù năm tháng có trôi qua. Bài viết giải đáp thắc mắc Dạ Cổ Hoài Lang nghĩa là gì? và đôi nét về nhạc sĩ Cao Văn Lâu. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho các thế hệ trẻ ngày nay hiểu hơn về ý nghĩa của bài Dạ Cổ Hoài Lan cũng như hoàn cảnh ra đời của bài nhạc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đầu trang